‘Miếng thịt’ béo bở 15 tỷ USD, đại gia đua nhau xí phần

‘Miếng thịt’ béo bở 15 tỷ USD, đại gia đua nhau xí phần

{"jsUrls":[],"cssUrls":[],"contentCustom":"
\n
\n \n
\n
\n \n
\n

Các đại gia đua nhau đổ tiền vào ngành chăn nuôi để xí phần trong “miếng thịt” béo bở ước tính giá trị lên tới 15 tỷ USD.

\n \n \n \n

Giữa tháng 9, bầu Đức tung ra thị trường sản phẩm thịt heo ăn chuối, đến cuối tháng 10 BaF lại đưa ra thị trường thịt heo ăn chay… Các đại gia đua nhau đổ tiền vào ngành chăn nuôi để xí phần trong “miếng thịt” béo bở ước tính giá trị lên tới 15 tỷ USD.

\n

Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ thịt mạnh nhất thế giới

\n

Báo cáo gần đây của nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính Fitch Solutions của Mỹ, cho thấy, tổng lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trên 25% trong giai đoạn 2018-2026. 

","contents":["\n \n
\n
\n \n
\n
\n \n
\n
","\n \n

Giữa tháng 9, bầu Đức tung ra thị trường sản phẩm thịt heo ăn chuối, đến cuối tháng 10 BaF lại đưa ra thị trường thịt heo ăn chay… Các đại gia đua nhau đổ tiền vào ngành chăn nuôi để xí phần trong “miếng thịt” béo bở ước tính giá trị lên tới 15 tỷ USD.

\n

Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ thịt mạnh nhất thế giới

\n

Báo cáo gần đây của nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính Fitch Solutions của Mỹ, cho thấy, tổng lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trên 25% trong giai đoạn 2018-2026. 

\n

Trong đó, chăn nuôi heo đã trở thành một ngành kinh doanh hấp dẫn vì thịt heo là nguồn cung cấp protein động vật chính trong bữa ăn của người Việt Nam, chiếm khoảng 2/3 tổng lượng thịt tiêu thụ.

\n

Fitch Solutions cũng nhận định, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ thịt mạnh nhất trên toàn cầu trong những năm tới. Đến năm 2026, trung bình mỗi người Việt sẽ tiêu thụ hơn 51 kg thịt mỗi năm, trong đó có 31 kg thịt lợn, hơn 16 kg thịt gà và hơn 4 kg thịt bò, tăng 9% so với mức tiêu thụ dự báo cho năm nay.

\n

Theo báo cáo thường niên năm 2021 của công ty chế biến thịt Masan MEATLife (Masan Group), thị trường thịt heo Việt Nam ước tính đạt khoảng 15 tỷ USD. Trong đó, riêng thị trường thịt mát chiếm hơn 10 tỷ USD, cao nhất trong các nhóm sản phẩm ngành F&B.

","\n \n
\n
\n \n
\n
","\n \n

Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), nhận định, ngành chăn nuôi heo ở Việt Nam có một thị trường nội địa rộng lớn gần 100 triệu dân cùng lượng khách du lịch lên tới 15-18 triệu người/năm. Hơn nữa, thịt lợn là loại thực phẩm được yêu thích và là một trong những loại thực phẩm chính sử dụng hàng ngày của người Việt.

\n

Thống kê cho thấy, năm 2021, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng đạt 4,18 triệu tấn. Ngoài ra, nước ta còn nhập khẩu 346.000 con lợn sống và nhập khẩu 143.463 tấn thịt lợn từ Nga, Braxin, Mỹ, Đức, Ba Lan… để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

\n

Năm 2022, dự kiến nhu cầu heo thịt khoảng 51 triệu con, với tốc độ tăng đàn khoảng 4,8% so với cùng kỳ năm 2021. Để cân đối cung cầu, sản lượng thịt heo hơi dự kiến phải đạt trên 4,3 triệu tấn.

\n

Thực tế, vài năm trở lại đây, giá thịt heo biến động liên tục do ảnh hưởng bởi dịch bệnh dẫn đến các cuộc khủng hoảng thừa - thiếu. Giá heo hơi có thời điểm vọt lên hơn 100.000 đồng/kg – mức cao nhất lịch sử, thịt leo tại chợ và siêu thị cũng tăng lên 150.000-250.000 đồng/kg. 

\n

Thời điểm này, giá heo hơn giảm còn 53.000-61.000 đồng/kg tuỳ nơi, giá thịt heo trên thị trường dao động từ 120.000-200.000 đồng/kg heo loại. Thịt heo trở thành mặt hàng có giá đắt đỏ với người Việt, thậm chí đắt hơn cả thịt bò Mỹ. Dù vậy, với đa số người tiêu dùng Việt thì thịt heo vẫn là thực phẩm chính trong các bữa ăn của gia đình.

\n

Song, khi thu nhập, kiến thức dinh dưỡng, nhận thức về sức khỏe của người tiêu dùng Việt ngày càng tăng nhu cầu sử dụng thịt sạch cũng sẽ tăng lên. Người dân đang có sự chuyển dịch từ mua thịt ở chợ sang kênh thương mại hiện đại, ưu tiên thịt sạch, có thương hiệu. Tiêu thụ thịt heo ở kênh mua sắm hiện đại có thể đạt tốc độ 10-15%/năm. 

","\n \n
\n
\n \n
\n
","\n \n

Đại gia đua nhau đi nuôi heo bán thịt

\n

Theo chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tổng đàn heo thường xuyên khoảng 30 triệu con, trong đó đàn heo được nuôi tại trang trại công nghiệp chiếm trên 70%.

\n

Năm 2022, đàn heo cả nước đạt 28,6 triệu con. Song, quy mô chăn nuôi heo của các hộ chăn nuôi thu hẹp, trái ngược với sự mở rộng của các doanh nghiệp qua từng năm và hiện đã chiếm áp đảo về sản lượng heo.

\n

Báo cáo của Bộ NN-PTNT cho thấy, trung bình mỗi năm tỷ lệ chăn nuôi nông hộ giảm từ 5-7%/năm. Cụ thể, năm 2011, cả nước có khoảng trên 4,13 triệu cơ sở chăn nuôi heo. Sau đợt khủng hoảng giá thịt heo năm 2017, số cơ sở chăn nuôi heo còn khoảng 2,5 triệu cơ sở. Năm 2020, cả nước chỉ còn khoảng 2 triệu cơ sở chăn nuôi heo và năm 2021 cả nước có 20.843 cơ sở chăn nuôi heo từ 10 con trở lên với tổng đầu con 11,7 triệu con, chiếm tỷ lệ 41,6% so với tổng đàn heo của cả nước. Như vậy, thị phần lớn đã thuộc về các doanh nghiệp, tập đoàn với khoảng 16,4 triệu con.

\n

Hiện các doanh nghiệp nước ngoài chiếm tới 70% thị phần chăn nuôi heo công nghiệp, các doanh nghiệp nội đang chia nhau 30% còn lại.

\n

Nhận thấy được tiềm năng của thị trường thịt heo Việt Nam, vài năm trở lại đây bất chấp khủng hoảng dịch bệnh, các “ông lớn” mạnh thay đầu tư vào các dự án từ chăn nuôi. Song, xu hướng đầu tư có sự chuyển dịch, dần hình thành hệ thống trang trại liên kết chuỗi theo hướng sản xuất khép kín từ trang trại tới bàn ăn. 

","\n \n
\n
\n \n
\n
","\n \n

Xu hướng này bùng nổ trong năm 2022 khi các đại gia liên tục rót nguồn vốn khủng vào ngành chăn nuôi. Đơn cử, tháng 1 năm nay, Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ và Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DABACO) cùng bỏ 3.000 tỷ đồng để phát triển chăn nuôi lợn với mục tiêu 1 triệu con ở các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào phía Nam.

\n

DABACO hiện có tổng đàn trên 1 triệu con lợn và mục tiêu đến năm 2025 quy mô tổng đàn đạt 2,5 triệu con, cung cấp sản lượng thịt lợn chiếm 10-11% thị phần toàn thị trường. Phân khúc doanh nghiệp nhắm đến là cung cấp thịt lợn chất lượng cao, hướng đến xuất khẩu.

\n

Cùng thời gian này, De Heus Genetics - một “ông lớn” trong lĩnh vực chăn nuôi từ Hà Lan đã vận chuyển 2 lô heo giống thuần chủng với tổng cộng hơn 600 con heo giống ông bà, cụ kị từ Canada về trang trại heo giống De Heus Genetics ở Sơn La để nhân đàn. Đây là một bước tiến nhằm đẩy mạnh chiến lược mở rộng sản lượng chăn nuôi heo công nghiệp tại Việt Nam của De Heus. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn hợp tác với Tập đoàn Hùng Nhơn đầu tư hàng loạt dự án Tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao tại Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Tây Ninh... Quy mô các dự án của 2 tập đoàn này lên tới hàng nghìn tỷ đồng, trong đó tập trung chủ yếu vào nuôi heo.

\n

Giữa năm 2022, Tập đoàn Mavin cũng tiếp nhận nguồn vốn 52 triệu USD từ Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) để mở rộng quy mô đàn heo của doanh nghiệp. Mục tiêu, đến năm 2025, đưa quy mô các trang trại chăn nuôi heo thịt thương phẩm tăng lên gấp 3 lần, cung cấp ra thị trường khoảng 900.000 heo thịt mỗi năm. Japfa cũng đang đầu tư 500 tỷ đồng để xây dựng trang trại gần 40 ha, cung ứng cho thị trường hơn 130.000 heo thịt, tương đương hơn 14.000 tấn thịt heo mỗi năm.

\n

Sau khi rót 1.300 tỷ đồng vào dự án heo ăn chuối ở Gia Lai, mới đây Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của bầu Đức đã tung ra thị trường sản phẩm thịt heo ăn chuối Bapi. Cùng thời điểm, chuỗi cửa hàng bán thịt BapiFood với mục tiêu cuối năm 2023 số lượng cửa hàng đạt khoảng 1.000, chủ yếu tập trung tại Hà Nội và TP.HCM. Tập đoàn của bầu Đức đang tham vọng cung ứng 1 triệu con heo ăn chuối với đích đến chiếm một phần trong miếng thịt 15 tỷ USD của ngành này.

\n

Mới đây nhất, Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (BaF) đã công bố thương hiệu Heo ăn chay BaF Meat. Quý IV/2023, khi tất cả các trang trại đi vào hoạt động, lúc đó tổng đàn heo của BaF dự kiến sẽ đạt khoảng trên 1 triệu con heo so với 300.000 con hiện tại. BaF không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ thịt.

\n

Tại thời điểm gia nhập thị trường (năm 2018), ban lãnh đạo Masan MEATLife đánh giá thị trường thịt mát có quy mô hơn 10,2 tỷ USD và không có người dẫn đầu. Khi đó, doanh nghiệp đặt lộ trình chiếm 10% thị phần tiêu thụ thịt heo cả nước vào năm 2022 với doanh thu khoảng 2-3 tỷ USD/năm và lợi nhuận sau thuế khoảng 200-450 triệu USD/năm. Đến nay, trước sự tham gia của nhiều ông lớn cả trong và ngoài nước, kế hoạch này đã được dời xuống năm 2025.

\n

Theo ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, dư địa của thịt heo 3F (qui trình sản xuất thực phẩm an toàn phải bắt đầu từ thức ăn chăn nuôi, tới quá trình nuôi ở các trang trại và đến khâu chế biến thực phẩm) còn nhiều, không gian còn rộng cho các doanh nghiệp phát triển. 

\n

Đây mới là điểm mở đầu cho công cuộc chuyển trạng thái tiêu dùng các sản phẩm thịt từ chợ sang dùng các sản phẩm thịt ở hệ thống phân phối hiện đại. Để không bị gạt ra khỏi “sân chơi” này, các hộ chăn nuôi nhỏ có thể tham gia vào chuỗi liên kết, bởi trong tương lai gần ngành chăn nuôi heo ở Việt Nam sẽ không chỉ phục vụ trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu.

\n

Tâm An

"],"contentsNotEdit":["",""]}

Tin tức mới nhất

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023