Nhà ở ven quốc lộ bị thu hồi làm đường được bồi thường thế nào?

Nhà ở ven quốc lộ bị thu hồi làm đường được bồi thường thế nào?

Theo phản ánh của công dân có nhà ở ven quốc lộ, thuộc khu vực thu hồi để làm đường, trong cuộc họp đầu tiên, đất của gia đình được chia làm đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm để tính giá bồi thường. 

Tuy nhiên, tại cuộc họp sau đó, gia đình lại được thông báo, đất ở chia thành đất ở loại 1 và đất ở loại 2 (giá bồi thường đất ở loại 2 bằng một nửa giá đất ở loại 1) và đất trồng cây lâu năm cũng chia thành loại 1, loại 2 (giá bồi thường đất loại 1 gấp đôi loại 2). 

Công dân thắc mắc: Quy định nào của Nhà nước phân loại đất ở và đất nông nghiệp như nêu trên?

thu hoi dat vietnamnet.jpeg
Ảnh minh hoạ: Hoàng Anh

Trả lời vấn đề trên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, việc phân loại đất được quy định tại Điều 9 Luật Đất đai năm 2024, các Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định số 102 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Tại Điều 86 Luật Đất đai năm 2024 đã quy định, cơ quan, đơn vị, tổ chức có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quản lý, khai thác, sử dụng quỹ đất đã thu hồi (trách nhiệm của chính quyền địa phương).

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, do không có hồ sơ, tài liệu cụ thể nên Bộ không có cơ sở để trả lời cụ thể câu hỏi của bà. 

Cơ quan này đề nghị công dân liên hệ với UBND cấp huyện nơi có đất để được trả lời cụ thể về cách xác định loại đất khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Theo Điều 9 Luật Đất đai năm 2024, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.

Trong đó, đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp. Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. 

Điều 4 Nghị định số 102 năm 2024 quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất nông nghiệp. Theo đó, đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng trong nhiều năm và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.

Theo Điều 5 Nghị định này, đất ở là đất làm nhà ở và các mục đích khác phục vụ cho đời sống trong cùng một thửa đất. 

Trong đó, đất ở tại nông thôn là đất ở thuộc phạm vi địa giới đơn vị hành chính xã, trừ đất ở đã thực hiện dự án xây dựng đô thị mới theo quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn nhưng vẫn thuộc địa giới đơn vị hành chính xã. 

Đất ở tại đô thị là đất ở thuộc phạm vi địa giới đơn vị hành chính phường, thị trấn và đất ở nằm trong phạm vi địa giới đơn vị hành chính xã mà đã thực hiện dự án xây dựng đô thị mới theo quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn.

Xây nhà ở nhiều năm trên đất khai hoang có được cấp sổ đỏ?

Xây nhà ở nhiều năm trên đất khai hoang có được cấp sổ đỏ?

Thửa đất do ông bà tự khai phá năm 1980 để làm vườn. Năm 2007, ông bà cho con cháu để làm nhà và gia đình đã quản lý ổn định từ đó đến nay. Đất phù hợp quy hoạch nhưng chưa được đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu.
Sau sáp nhập tỉnh, người dân có phải làm lại sổ đỏ?

Sau sáp nhập tỉnh, người dân có phải làm lại sổ đỏ?

Người dân không bắt buộc phải làm sổ đỏ đã cấp sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính, trừ trường hợp có nhu cầu.
Tự ý chuyển đất nông nghiệp sang đất ở, xử phạt thế nào?

Tự ý chuyển đất nông nghiệp sang đất ở, xử phạt thế nào?

Công dân phản ánh, ngày 10/12/2024, bà Lê Thị N. bị lập biên bản về hành vi chuyển 103,8m2 đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất lâm nghiệp sang đất ở mà không được cơ quan chức năng cho phép.

Tin tức mới nhất

Dự báo thời tiết 24/4/2025: Không khí lạnh, mưa to cục bộ ở miền Bắc

Dự báo thời tiết 24/4/2025: Không khí lạnh, mưa to cục bộ ở miền Bắc

Trúng độc đắc, người đàn ông chôn vé số trong vườn cho an toàn

Trúng độc đắc, người đàn ông chôn vé số trong vườn cho an toàn

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa giông chuyển mùa, nguy cơ lốc sét, gió giật

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa giông chuyển mùa, nguy cơ lốc sét, gió giật