Người dân có cần làm lại thẻ căn cước khi sáp nhập tỉnh, thành?

Người dân có cần làm lại thẻ căn cước khi sáp nhập tỉnh, thành?

Việc sáp nhập các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là một chủ trương quan trọng của Đảng và nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hành chính, phát triển kinh tế – xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Khi sáp nhập tỉnh, nhiều người dân băn khoăn có cần làm lại căn cước công dân không?

Anh Hoàng Văn Anh, quê ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình thắc mắc: "Tôi quê ở Quảng Bình, tỉnh dự kiến sẽ sáp nhập với Quảng Trị trong thời gian tới. Quảng Bình cũng sẽ là nơi được chọn làm trung tâm hành chính sau sáp nhập hai tỉnh. Tôi không biết sau khi việc sáp nhập chính thức diễn ra, tôi đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại Quảng Bình, có bắt buộc đổi lại căn cước hay không?". 

Ảnh màn hình 2025 04 15 lúc 22.31.42.png
Người dân có cần làm lại căn cước khi sáp nhập tỉnh? Ảnh minh hoạ. 

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với VietNamNet, LS Trần Viết Hà (Công ty luật Nam Sơn), Đoàn Luật sư TPHCM cho biết, theo quy định hiện hành, người dân không bắt buộc phải đổi, cấp lại thẻ căn cước khi sáp nhập tỉnh. 

Cụ thể, khoản 1 Điều 21 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định, các loại giấy tờ đã được cấp trước khi thực hiện sắp xếp theo đơn vị hành chính cũ nếu chưa hết thời hạn theo quy định vẫn được tiếp tục sử dụng.

Ngoài ra, Điều 10 Nghị quyết 190/2025/QH15 quy định về xử lý vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước quy định cụ thể về văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp như sau:

“1. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.

2. Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Như vậy, theo LS Hà, người dân không bắt buộc làm lại thẻ căn cước, hộ chiếu khi sáp nhập tỉnh.

Chuyện sáp nhập đơn vị hành chính tại một tỉnh thuộc nhóm đi đầu cả nước

Chuyện sáp nhập đơn vị hành chính tại một tỉnh thuộc nhóm đi đầu cả nước

Kế thừa kinh nghiệm từ các đợt sắp xếp đơn vị hành chính trước đó cùng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tỉnh Nam Định đã triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng.
TPHCM xuống Bà Rịa - Vũng Tàu phải đi qua đường Đồng Nai, nếu sáp nhập đi lại thế nào?

TPHCM xuống Bà Rịa - Vũng Tàu phải đi qua đường Đồng Nai, nếu sáp nhập đi lại thế nào?

Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có điều kiện phát triển các tuyến giao thông. Nếu tỉnh này sáp nhập vào TPHCM, việc kết nối đi lại của người dân hiện nay chủ yếu là đường bộ theo quốc lộ 51 và phải qua địa phận Đồng Nai.
Công an Bắc Giang nói về tin đồn nơi đặt trung tâm hành chính sau sáp nhập với Bắc Ninh

Công an Bắc Giang nói về tin đồn nơi đặt trung tâm hành chính sau sáp nhập với Bắc Ninh

Đến thời điểm này, chưa có thông báo chính thức của cơ quan chức năng về việc chọn nơi đặt trung tâm hành chính của tỉnh sau sáp nhập tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.

Tin tức mới nhất

Dự báo thời tiết 24/4/2025: Không khí lạnh, mưa to cục bộ ở miền Bắc

Dự báo thời tiết 24/4/2025: Không khí lạnh, mưa to cục bộ ở miền Bắc

Trúng độc đắc, người đàn ông chôn vé số trong vườn cho an toàn

Trúng độc đắc, người đàn ông chôn vé số trong vườn cho an toàn

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa giông chuyển mùa, nguy cơ lốc sét, gió giật

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa giông chuyển mùa, nguy cơ lốc sét, gió giật