Lời giải giúp Bộ GTVT lọt top đầu giải ngân vốn

Lời giải giúp Bộ GTVT lọt top đầu giải ngân vốn

Tình trạng dự án giao thông thi công chậm tiến độ là nguyên nhân khiến việc giải ngân vốn chậm. Tính đến hết tháng 8/2022, Bộ GTVT chỉ giải ngân được hơn 22.000 tỷ đồng, đạt 44,1%  kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Ông Nguyễn Văn Thể thời điểm đó là Bộ trưởng GTVT đã phải họp phê bình giám đốc các ban quản lý dự án do kế hoạch giải ngân không đạt yêu cầu.

Tuy nhiên, chỉ sau 3 tháng Bộ GTVT đã trở thành đơn vị top đầu trong giải ngân vốn. Dự kiến hết tháng 11, Bộ giải ngân được gần 35.000 tỷ đồng, đạt 63,4% so với kế hoạch được bổ sung (69,4% so kế hoạch giao đầu năm).

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng nghe báo cáo tiến độ cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết ngày 22/11. Ảnh: Huy Hoàng

Số liệu thống kế của Bộ Tài chính cũng cho thấy, kết quả giải ngân dự kiến hết tháng 11 này của Bộ GTVT duy trì ở mức 62%, cao hơn bình quân chung cả nước. (Bộ Tài chính dự kiến cả nước giải ngân từ đầu năm đến hết tháng 11 khoảng 57% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao - PV).

Dự kiến từ nay tới ngày 31/1/2023, Bộ GTVT tiếp tục giải ngân khoảng 20.100 tỷ đồng. 

Tiến độ giải ngân "chạy" theo tiến độ dự án

Phó Chánh văn phòng Bộ GTVT Uông Việt Dũng cho hay, tiến độ giải ngân vốn phụ thuộc vào tiến độ dự án. Do vậy, trong chỉ đạo, Bộ GTVT đã rất quyết liệt yêu cầu các chủ đầu tư/ ban quản lý dự án phải luôn “sát cánh” với các nhà thầu, địa phương để tháo gỡ khó khăn về mặt bằng, về nguồn vật liệu đất đắp… cho các nhà thầu thi công.

Ngoài ra, việc kiên quyết không để sự yếu kém của đơn vị thi công ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân cũng loại bỏ được tình trạng nhiều dự án thi công chậm tiến độ.

Đặc biệt là vai trò của Ban chỉ đạo nhà nước về các công trình trọng điểm giao thông do Thủ tướng làm Trưởng ban đã giúp các dự án triển khai một cách xuyên suốt, quyết liệt. 

Cao tốc Mai Sơn - QL45 dự kiến thông xe kỹ thuật cuối năm nay. Ảnh: CTV.


Tại các kỳ họp của ban chỉ đạo, tất cả những khó khăn vướng mắc về mặt bằng, thiếu nguồn vật liệu đất đắp, bão giá vật liệu, bãi đổ thải… đều được đưa ra đánh giá cụ thể và có giải pháp tháo gỡ kịp thời. 

Chính việc Ban chỉ đạo yêu cầu địa phương phải công bố giá vật liệu sát với thực tế đã loại bỏ dần tình trạng giá vật liệu quá cao so với giá địa phương công bố, gây khó khăn cho các nhà thầu thi công dự án. 

Theo đại diện Bộ GTVT, những kinh nghiệm trên sẽ được Bộ GTVT rút ra trong triển khai các dự án thời gian tới, đặc biệt là các dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2. 

“Bộ đã chỉ đạo các ban quản lý dự án, các nhà thầu sau khi khởi công phải bắt tay ngay vào việc triển khai dự án. Phải tập trung nhân lực, máy móc thiết bị và nguồn lực tài chính triển khai quyết liệt ngay từ đầu. Không để tình trạng mặt bằng xôi đỗ mà phải đảm bảo mặt bằng sạch trước khi triển khai thi công...”, ông Dũng nói.

Lời cảnh báo sau chuyến thị sát dự án cao tốc của bộ trưởng giao thông

Lời cảnh báo sau chuyến thị sát dự án cao tốc của bộ trưởng giao thông

Tinh thần 'ai không làm đứng sang một bên' thể hiện rõ ở một buổi thị sát với những cảnh báo tiến độ thực tế khác so với báo cáo. Nếu không đạt được tiến độ, những người trực tiếp quản lý viết sẵn đơn xin nghỉ.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng yêu cầu mạnh tay 'trảm' nhà thầu yếu kém

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng yêu cầu mạnh tay 'trảm' nhà thầu yếu kém

Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải kiên quyết xử lý các nhà thầu thiếu năng lực, không để sự yếu kém của đơn vị thi công ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của ngành giao thông vận tải.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cấm bán thầu cao tốc Bắc Nam

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cấm bán thầu cao tốc Bắc Nam

Bộ trưởng GTVT yêu cầu các Ban Quản lý dự án kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn nhà thầu để chọn được nhà thầu mạnh, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bán thầu.

Tin tức mới nhất

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023