Đồng Tháp họp bàn về Dự án giao thông bộ khu vực Nam Sông Tiền và tuyến kết nối liên vùng

Đồng Tháp họp bàn về Dự án giao thông bộ khu vực Nam Sông Tiền và tuyến kết nối liên vùng

Sáng ngày 26/10, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cùng lãnh đạo sở, ngành tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Chính phủ Nhật Bản thông qua cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) về đề xuất Dự án (DA) hạ tầng giao thông đường bộ khu vực Nam Sông Tiền và tuyến kết nối liên vùng giữa tỉnh Đồng Tháp và TP Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang và hợp phần II DA cầu Sa Đéc vượt sông Tiền.

Theo Sở Giao thông vận tải Đồng Tháp, với DA hợp phần I về hạ tầng giao thông đường bộ khu vực Nam Sông Tiền (nhánh 1 và 2) và tuyến kết nối liên vùng giữa tỉnh Đồng Tháp và TP Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang (đoạn từ cầu Ô Môn đến TP Sa Đéc). Tổng chiều dài 2 tuyến khoảng 65km; quy mô xây dựng đường cấp II, III đồng bằng; toàn tuyến xây dựng khoảng 30 cầu và một số cống.

Đối với DA hợp phần II (cầu Sa Đéc vượt sông Tiền), quy mô xây dựng có điểm đầu giao với nhánh N1 của DA hạ tầng giao thông đường bộ khu vực Nam Sông Tiền, tỉnh Đồng Tháp và điểm cuối giao với cao tốc An Hữu - Cao Lãnh. Tổng chiều dài tuyến khoảng 13,5km.

Thời gian dự kiến vận hành và đưa vào sử dụng các DA khoảng năm 2031. Các nguồn kinh phí sẽ được triển khai theo Chương trình hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu (DPO) tỉnh Đồng Tháp do Ngân hàng phát triển Châu Á, Chính phủ Nhật Bản thông qua cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản.

Ảnh minh họa

Mục tiêu tổng quát của DA hạ tầng giao thông đường bộ khu vực Nam Sông Tiền và tuyến kết nối liên vùng giữa tỉnh Đồng Tháp và TP Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang và hợp phần II DA cầu Sa Đéc vượt sông Tiền nhằm từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Bên cạnh đó, tăng cường khả năng kết nối giao thông liên vùng, tháo gỡ nút thắt về hạ tầng giao thông của các địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và cả khu vực Tây Nam Bộ.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị tư vấn, sở, ngành tỉnh Đồng Tháp và UBND TP Cần Thơ cũng đề xuất thiết kế về quy mô cầu trên các tuyến; thiết kế làn xe cho các phương tiện xe cơ giới; cập nhật đánh giá các tác động môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu…

Để nâng cao hiệu quả việc triển khai các DA, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa chỉ đạo các sở, ngành tỉnh và địa phương chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tư vấn và thiết kế nhằm thực hiện DA theo đúng tiến độ đề ra.

Tân Hồng

Tin tức mới nhất

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023