Lý do những người ‘khỏe mạnh’ đột ngột bị ung thư

Lý do những người ‘khỏe mạnh’ đột ngột bị ung thư

"Bố tôi có sức khỏe tốt. Dù đã ngoài 70 tuổi nhưng ông ít khi phải đến bệnh viện và thường xuyên tập thể dục. Tháng trước, ông đi khám vì bị đau dạ dày và nhận thông báo đang ở giai đoạn nặng của bệnh ung thư gan”, một người đàn ông Trung Quốc chia sẻ trên tờ Aboluowang. 

Sự việc xảy ra đột ngột, cả gia đình bệnh nhân không thể tin được. Họ không bao giờ nghĩ người bố lại lâm bệnh nặng như vậy. 

Tình huống trên không hiếm trong cuộc sống. Một người có vẻ ngoài mạnh mẽ, khỏe khoắn bỗng nhiên ốm nặng trong khi một người yếu ớt khả năng trường thọ cao. 

Khám sức khỏe thường xuyên có thể kịp thời phát hiện bệnh tiềm ẩn nếu có. Ảnh minh họa: Makatimed

Ung thư không xuất hiện đột ngột

Hầu hết các loại ung thư đều có giai đoạn tiềm ẩn và tiến triển rất chậm. Theo thống kê, thời gian phát triển khối u của ung thư tuyến tiền liệt có thể lên tới cả chục năm. Ung thư ruột kết và ung thư vú bắt đầu khoảng 10 năm trước khi được phát hiện ra.

Một số người trông có vẻ ổn và không có triệu chứng bất thường. Nhưng thực tế, căn bệnh ung thư đang dần phát triển trong cơ thể của họ. Bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn và bộc lộ các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn muộn.

Nếu chúng ta phòng ngừa tốt và tầm soát sớm, có thể sẽ giảm được tác hại của ung thư đối với cơ thể.

Các yếu tố gây ung thư rất phức tạp

Những người khỏe mạnh chưa chắc đã miễn nhiễm với ung thư. Các yếu tố như khả năng miễn dịch kém, căng thẳng, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ít vận động, thường xuyên tiếp xúc với chất gây ung thư có thể làm tăng khả năng bị ung thư.

Ngay cả một vận động viên thể lực tốt, nếu ăn uống thất thường, thích ăn nhiều chất béo, muối, đường, thức khuya, hút thuốc, uống rượu thì nguy cơ vẫn cao hơn người bình thường. 

Người ốm yếu nhiều khả năng phát hiện bệnh kịp thời

Mặc dù các triệu chứng ban đầu của ung thư không rõ ràng, nhưng người yếu dễ phát hiện bệnh hơn. Do sức khỏe không tốt nên họ thường xuyên ốm đau, hay đi khám và kịp thời biết các biểu hiện bất thường về thể chất để điều trị. Việc chẩn đoán và điều trị sớm ung thư có thể nâng cao tỷ lệ chữa khỏi rất nhiều.

Ngược lại, những người khỏe mạnh có thể quá tự tin vào sức khỏe của mình và không chú ý đến việc khám định kỳ. Khi ung thư phát triển đến giai đoạn giữa và cuối, có những triệu chứng rõ ràng, việc điều trị khó khăn hơn nhiều. 

Các triệu chứng hay gặp ở ung thư giai đoạn cuối

Các triệu chứng hay gặp ở ung thư giai đoạn cuối

Bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn 4 thường có khối u ở cổ, tức ngực, đau lưng.
Ung thư bộc lộ qua đôi mắt

Ung thư bộc lộ qua đôi mắt

Giảm thị lực đột ngột, lòng trắng ngả vàng, mắt lồi… là các dấu hiệu cảnh báo bất ổn nghiêm trọng ở mắt.
Lý do bị ung thư phổi dù không hút thuốc, không uống rượu

Lý do bị ung thư phổi dù không hút thuốc, không uống rượu

Ung thư phổi xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm thuốc lá, khói bếp, di truyền, tiếp xúc với chất gây ung thư.

Tin tức mới nhất

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Gia Lai: Khởi tố 11 thanh thiếu niên về hành vi 'giết người'

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Bản tin tài chính sáng 31/10/2023: Giá vàng, dầu và USD cùng đi xuống

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023